
Những lưu ý khi thi công chống thấm hộp kỹ thuật mà bạn nên biết
On 18/02/2022 by administratorTrong mọi công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ thì việc thi công chống thấm hộp kỹ thuật luôn là vấn đề cần được chú ý cẩn thận. Tuy nhiên, việc chống thấm ở vị trí này không được nhiều người chú ý nên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy hộp kỹ thuật là gì? Sẽ ra sao nếu bạn thi công chống thấm không đúng cách? Hãy đọc ngay bài viết ngay sau đây để tự trả lời những câu hỏi trên ngay nhé!
1. Thế nào là hộp kỹ thuật?
Đối với những người hoạt động trong ngành xây dựng chắc hẳn không còn xa lạ với khái niệm hộp kỹ thuật bởi hộp kỹ thuật là một bộ phận trọng, không thể thiếu sau khi đã hoàn thiện xong phần thô của ngôi nhà.
Hộp kỹ thuật hay còn gọi với tên khác là hộp gen. Đây là nơi chứa các hệ thống ống dẫn nước hay thoát nước trong gia đình. Thông thường hộp kỹ thuật được lắp đặt âm tường, ở những vị trí khuất hay ở phía sau nhà vệ sinh.
Hộp kỹ thuật âm tường được thiết kế bao gồm những thành phần:
Đối với hộp kỹ thuật truyền thống: được lắp đặt bởi gạch và bê tông. Tuy nhiên, loại này không được sử dụng phổ biến hiện nay bởi loại này khi thi công gây tốn thời gian, nhân công và tốn vật tư xây dựng.
Đối với hộp gen GRC được đúc sẵn: Được thiết kế bởi hỗn hợp bê tông, sợi thủy tinh tráng kiềm và các chất phụ gia hóa dẻo.

2. Hậu quả khi thi công chống thấm hộp kỹ thuật không đúng cách?
Việc thi công chống thấm hộp kỹ thuật có đảm bảo đúng chất lượng hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ bền và tính thẩm mỹ của công trình. Nhiều người thợ khi thi công chống thấm cho công trình thì thực hiện sơ sài, không đúng kỹ thuật; đặc biệt khi chống thấm cho hộp kỹ thuật mà thực hiện không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sau:
Gây ngạt khói nếu như có hỏa hoạn xảy ra: Nếu hộp kỹ thuật bị hở thì khi hỏa hoạn xảy ra khói sẽ tràn vào căn hộ của bạn và có thể gây cháy ở bất kỳ vị trí nào. Bên cạnh đó, khi khói tràn vào sẽ khiến việc hô hấp, trao đổi khí của bạn trở nên khó khăn hơn gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe.
Nhà vệ sinh trở nên bốc mùi khó chịu: Bạn có biết rằng nhà vệ sinh thường đặt ống thông hơi trong hộp kỹ thuật. Vì vậy nếu bạn không chống thấm hộp kỹ thuật đúng cách, đảm bảo kỹ thuật sẽ khiến những mùi hôi ấy lan tỏa ra xung quanh tạo cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của những thành viên trong gia đình bạn.
Là nơi trú ngụ của loài mối: Những vị trí có kẽ hở và ẩm ướt sẽ là nơi trú ngụ thích hợp nhất cho loài mối. Ngay cả hộp kỹ thuật nếu như không được chống thấm đúng cách cũng là nơi thu hút cho loài mối.
>> Mách bạn: Lựa chọn sơn chống thấm JYMEC mang lại khả năng chống thống tuyệt đối cho công trình nhà bạn
3. Phương pháp chống thấm hộp kỹ thuật hiệu quả nhất.
Bước 1: Xử lý bề mặt bê tông.
Dọn dẹp, tháo dỡ hoàn toàn các thiết bị, dụng cụ trong nhà vệ sinh xung quanh vị trí cần chống thấm. Đặc biệt nên dọn dẹp sạch sẽ ở vị trí xung quanh cổ ống.
Xử lý những vị trí bị rạn nứt, các điểm lồi lõm sao cho bề mặt được bằng phẳng nhất.
Đối với hộp kỹ thuật hay tường bao cần được xây trát, trám vữa một cách chắc chắn, hoàn thiện.
Bước 2: Xử lý bề mặt chống thấm.
Dùng dụng cụ chuyên dụng như khoan, đục để xử lý bê tông bị thừa và đục rãnh tại những vị trí cổ ống, hộp kỹ thuật.
Vệ sinh bụi bẩn, vụn bê tông bằng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng.
Bước 3: Sử dụng những vật liệu chống thấm thích hợp.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm khác nhau như: sử dụng màng khò nóng, sơn chống thấm, hóa chất chống thấm, sử dụng xi măng trộn kết hợp với sika latex để chống thấm và tùy vào nhiều điều kiện khác nhau mà chúng ta đưa ra những phương pháp chống thấm hiệu quả nhất.
Để chống thấm hộp kỹ thuật hiệu quả nhất chúng ta thực hiện các bước sau:
Sử dụng thanh trương nở Macca quấn quanh cổ ống xuyên sàn, cổ ống, khớp mí nối cẩn thận kín quanh cổ ống.
Sau đó sử dụng bay trát vữa đổ bù không co ngót đổ đầy vị trí quanh cổ ống. Tiếp đó tiến hành tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông 2 lớp (Lưu ý: Độ dày tiêu chuẩn của mỗi lớp dày khoảng 2mm là phù hợp).
Đợi lớp thứ nhất khô thì bạn sẽ tiếp tục thi công ngay đến lớp thứ hai. Khi lớp chống vữa chống thấm vừa ráo thì bạn phủ lớp vữa bảo vệ có độ dày khoảng 10mm lên trên bề mặt.

Trên đây là những kiến thức về chống thấm hộp kỹ thuật mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra những phương pháp chống thấm hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc xin để lại ở dưới phần bình luận để được tư vấn và giải đáp một cách nhanh nhất nhé!
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn bạn cách bảo quản sơn tường đúng chuẩn
- Thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển sang trọng, thanh lịch
- howleraudio
Trả lời